động cơ điện 1 pha
I. CẤU TẠO VÀ KÝ HIỆU
A. Các chi tiết chính của động cơ không đồng bộ 1 pha rôto lồng sóc như hình 1
01 Thân động cơ 10 Cánh quạt gió ngoài
02 Trục động cơ 11 Nắp ổ lăn ngoài sau
03 Nắp ổ lăn ngoài trước 12 Nắp che quạt gió
04 Năp trước 13 Thân hộp cực
05 Móc cẩu 14 Nắp hộp cực
06 Cum lõi thép STATO 15 Ống ra dây
07 Cụm lõi thép RÔTO 16 Then đầu trục
08 Nắp sau 17 Vít tiếp địa
09 Vòng bi
Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari sản xuất động cơ 1 pha gồm 2 kiểu chính sau:
- Động cơ 1 pha có tụ điện làm việc ( tụ ngậm) ký hiệu KCL. Loại đông cơ này có tụ điện tham gia trong quá trình làm việc.
- Động cơ 1 pha công tắc ly tâm ( tụ điện khởi động) ký hiệu KCK. Loại động cơ này tụ điện chỉ tham gia trong quá trình khởi động, khi động cơ đặt ( 70 ¸ 90)% tốc độ định mức thì tụ điện được ngắt khỏi mạch điện nhờ công tắc lý tâm.
B. Ký hiệu
Trên vỏ động cơ gắn nhãn ghi ký hiệu về loại động cơ, kích thước lắp đặt, số đôi cực, các số liệu định mức, số xuất xưởng, năm sản xuất, khối lượng...
- 1. Kiểu: KCK100Sb4
- Ký tự KCL: Động cơ điện 1 pha có tụ điện làm việc.(tụ ngậm)
- Ký tự KCK: Động cơ điện 1 pha công tắc ly tâm (tụ điện khởi động).
- Số 100: Chỉ chiều cao từ chân đế động cơ đến tâm trục quay (mm)
- Ký hiệu bằng chữ S; M; L chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân
S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.
M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.
L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.
Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C. Với cùng cỡ thân có nhiều công suất thì sau ký hiệu cỡ thân có thêm a, b, c theo chiều công suất tăng dần.
- Số cuối cùng chỉ số đôi cực động cơ:
Số 2: Động cơ có số 2 cực (đôi cực 2p=2 ) tương ứng với tốc độ 3000vg/ph.
Số 4: Động cơ có số 4 cực (đôi cực 2p=4 ) tương ứng với tốc độ 1500vg/ph.
2. Ký hiệu ~1 pha: Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 1 pha
3. Ký hiệu 50Hz : Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.
4. Ký hiệu cấp: Chỉ cấp cách điện.
Cấp B: Nhiệt độ cho phép lớn nhất của cuộn dây động cơ là 130oC
Cấp F: Nhiệt độ cho phép lớn nhất của cuộn dây động cơ là 1550C
5. Ký hiệu IP : Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:
IP23: Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)
IP44: Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ được vật lạ kích thước F1mm không thâm nhập vào động cơ).
6. Ký hiệu HP, CV, kW:Công suất trên trục động cơ kW hay mã lực HP. (1HP = 1CV = 736W)
7. h% : Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào.
8. Cosj : Hệ số công suất của động cơ điện.
9. Điện áp định mức (V) cấp cho động cơ.
10. Dòng điện dây định mức (A) của động cơ.
11. Vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ vòng /phút (R.P.M).
12. mF/V~: Giá trị điện dung của tụ điện/điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất để tụ điện làm việc được ở chế độ dài hạn mà không bị đánh thủng.
13. Khối lượng động cơ (kg).
14. N0 Số xuất xưởng, năm sản xuất.
II. HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ LẮP ĐẶT.
A. Lựa chọn động cơ
1. Khi chọn động cơ phải chọn sao cho sử dụng được gần hết công suất (Thông thường chọn công suất động cơ bằng 1,3 lần so với công suất tải đặt lên trục động cơ)
2. Tốc độ của động cơ phải chọn sao cho phù hợp với tốc độ máy công tác.
3. Điện áp của động cơ nên chọn điện áp phù hợp với điện áp lưới điện ( một dây nóng với 1 dây nguội).
4. Khi máy công tác có phụ tải ban đầu lớn ( máy nén khí, v.v...) bạn phải chọn động cơ 1 pha công tắc ly tâm vì loại động cơ này có thể mở máy với tải nặng ban đầu.
5. Khi máy công tác có phụ tải ban đầu nhẹ ( máy hút, đẩy gió, v.v...) bạn phải chọn động cơ 1 pha có tụ điện làm việc ( tụ ngậm).
B. Lắp đặt động cơ.
1. Khi lắp puly vào đầu trục, phải kê lót đỡ .
2. Động cơ được lắp đặt với máy công tác trên một nền hoặc bệ máy, không bị lún, xê dịch
3. Hệ thống sau khi lắp đặt bảo đảm đồng tâm, khi quay tay không bị kẹt, vướng mắc.
4. Nối tiếp địa vỏ động cơ với hệ thống tiếp địa hoặc làm cực nối đất nhân tạo.
5. Cách đấu dây vào bản cực theo điện áp trên nhãn động cơ và điện áp lưới điện, chọn cách nối cho phù hợp:
6. Muốn đổi chiều quay động cơ chỉ cần đổi chỗ 2 đầu dây nguồn nối vào động cơ cho nhau là được.
III. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
A. Hướng dẫn vận hành.
1. Kiểm tra trước khi vận hành.
- Kiểm tra nguồn điện 3 pha từ tủ điện đến động cơ có đủ 3 pha không.
- Kiểm tra thiết bị đóng cắt, bảo vệ động cơ làm việc đảm bảo độ tin cậy.
- Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly) bulông, bệ máy) được bắt chắc chắn.
- Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay dễ dàng không bị kẹt.
2. Đối với động cơ sau một thời gian nghỉ không làm việc khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, giữa các cuộn dây với nhau. Mằng megôm kế 500V đối với động cơ hạ áp, megôm kế 1000V, 2500V đối với động cơ cao áp. Trị số đo được không nhỏ hơn 0,5 Megôm (MW). Nếu trị số nhỏ hơn 0,5MW thì động cơ cần phải sấy khô và kiểm tra lại sau khi sấy.
3. Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên nhãn.
4. Điện áp lưới điện cấp cho động cơ khi kéo tải cho phép sai số ±5% so với điện áp ghi trên nhãn. Khi điện áp lưới thấp hơn phạm vi cho phép, yêu cầu phải giảm tải để dòng điện không vượt dòng định mức.
5. Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động cơ và máy công tác.
6. Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao hoặc bị mất 1 pha nào đó cấp cho động cơ.
7. Trong quá trình vận hành phải luôn luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp. Đồng thời phải theo dõi dao động của máy. theo dõi nhiệt độ của ổ bi không lớn hơn 900C.
B. Bảo dưỡng và bảo quản động cơ điện.
1. Đối với động cơ điện sử dụng vòng bi không có vòng chặn mỡ thì sau 4000 giờ làm việc. Phải bảo dưỡng rửa sạch vòng bi bằng dầu công nghiệp và thay bằng loại mỡ cùng loại hoặc tương đương, lượng mỡ từ 1/2 đến 1/3 khoang trống vòng bi.
2. Đối với động cơ sử dụng vòng bi có vòng chặn mỡ thì không cần thay mỡ hay bổ xung mỡ trong suốt thời gian sử dụng.
3. Động cơ có điện trở cách điện nhỏ hơn 0,5MW. Khi đưa vào sử dụng cần phải làm sạch, sấy khô(Phương pháp sấy khô đơn giản là dùng bóng đèn điện).
4. Động cơ để lâu cần phải có thùng, túi đựng kín cách ly với môi trường ẩm. Đầu trục bôi mỡ bảo quản chống rỉ.
5. Động cơ được bảo hành 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Tất cả các hư hỏng do lỗi của nhà chế tạo đều được Công ty sửa chữa miễn phí
6. Để thuận tiện cho việc bảo hành khi đưa động cơ tới, khách hàng cần mang hoá đơn mua hàng và phiếu bảo hành đến cơ sở dịch vụ của Công ty.
7. Công ty VIHEM mong muốn nhận được ý kiến góp ý của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng. Để chúng tôi không ngừng cải tiến nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
8. Trong trường hợp cần tư vấn về kỹ thuật. Xin quý khách hàng vui lòng liên hệ :
Điện thoại: (084) 4. 38823285 - 38823298 - 38823287.
FAX : (084) 4. 38823291