Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt động cơ điện không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc

Cảm ơn quý khách đã mua và sử dụng động cơ điện 3 pha VIHEM

Trước khi sử dụng  các sản phẩm này, xin quý khách vui lòng đọc kỹ các hướng dẫn và cất giữ sách hướng dẫn để sử dụng trong tương lai.

Để tránh khả năng người sử dụng bị chấn thương hay thiết bị hư hỏng, hãy tuân theo những hướng dẫn sau đây

 

CẢNH BÁO

Tình huống có thế xảy ra do động cơ không lắp đặt ,sử dụng đúng cách, nếu không tránh được  có thế dẫn đến thiệt mạng hoặc gây chấn thương nghiêm trọng cho người sử dụng.

CHÚ Ý

Tình huống có thế xảy ra do thiết bị không sử dụng đúng cách, nếu không tránh được  có thể gây chấn thương cho người sử dụng, hoặc hư hỏng thiết bị.

Biểu tượng này thể hiện hành động BẮT BUỘC.

Biểu tượng này thể hiện những hành động NGHIÊM CẤM TUYỆT ĐỐI.

 

CẢNH BÁO

  • Tuân theo một cách nghiêm ngặt tất cả những hướng dẫn lắp đặt trong quyển hướng dẫn sử dụng này.
  • Việc đi hệ thống cáp điện, lắp đặt phải do người có chuyên môn thực hiện .
  • Những sai sót có thể dẫn đến sự cố ,chấn thương , chết người.

  • Dừng sử dụng động cơ nếu có xảy ra bất kỳ sự cố bất thường hoặc hỏng hóc nào và ngắt thiết bị đóng cắt điện
     

 

CHÚ Ý

  • Những người thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức không nên bố trí vận hành động cơ trừ khi có người giám sát

  • Tuân theo tất cả hướng dẫn trong quyển hướng dẫn sửdụng. Nhà sản xuất sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ tai nạn nào nếu lắp đặt không đúng, không tuân theo hướng dẫn
     

 

 

IV. Bảo quản và bảo dưỡng:

1. Bảo quản:

● Sau một thời gian vận hành động cơ có thể dừng làm việc một thời gian dài. Trong quá trình này cần phải bảo quản động cơ theo phương pháp dưới đây:

+Luôn làm vệ sinh sạch sẽ bên ngoài Động cơ , tránh bụi bẩn bám ở ngoài động cơ gây gỉ sét làm mất mỹ quan động cơ ,giảm khả năng làm mát và gây ra hỏng hóc.

+ Bảo quản động cơ ở nơi khô ráo tránh các ảnh hưởng bên ngoài như mưa, môi trường ẩm thấp để hạn chế sự suy giảm điện trở cách điện của bộ dây stato.

2. Bảo dưỡng:

● Động cơ điện roto lồng sóc  3 pha cần được kiểm tra và thay mỡ định kỳ sau 720 giờ làm việc liên tục và bảo dưỡng tổng thành tối đa sau 3 năm sử dụng.Các động cơ có thiết kế vú bơm mỡ thì định kỳ hàng quý bơm bổ sung mỡ.

● Đối với các động cơ không có nắp mỡ ( dùng vòng bi có nắp chắn mỡ) thì sử dụng hết tuổi thọ của vòng bi ( khoảng 20.000 đến 30.000 giở).

● Động cơ điện roto lồng sóc 3 pha chịu nhiệt thì sử dụng mỡ chịu nhiệt chuyên dùng như loại S3V220 hoặc S5T460 v.v...

● Thường xuyên kiểm tra xiết chặt các bu lông, đai ốc và tra dầu mỡ để đảm bảo chất lượng các mối ghép của hệ thống dây chuyền thiết bị làm việc gắn với động cơ.

CẢNH BÁO

Ngắt các thiết bị cấp điện và chờ đến khi động cơ ngừng quay hoàn toàn trước khi bảo dưỡng

Khớp nối hoặc puly phải được gia công đúng quy cách , rãnh then đảm bảo độ song song với đường tâm ≤ 0.03mm.

 Lắp đặt bảo đảm độ đồng tâm giữa 2 trục khi ghép bằng khớp nối. Đảm bảo độ song song giữa 2 trục nếu truyền lực bằng puly và dây đai. Dây đai không được quá căng để tránh lực ghì đầu trục, ảnh hưởng xấu đến ổ trục.

Hệ thống máy công tác sau khi lắp ráp khớp nối phải đảm bảo đồng trục. Sau khi lắp puly quay puly phải nhẹ nhàng, trơn tru.

Puly được lắp vào trục bằng phương pháp gia nhiệt hoặc đóng trực tiếp vào đầu trục. Lưu ý khi đóng puly vào trục phải có biện pháp chống đầu trục phía sau động cơ tránh làm hỏng bi và các chi tiết khác.

 

Không sờ ,chạm vào khu vực dán cảnh báo và động cơ nếu động cơ  đang hoạt động

Không sử dụng các nguồn điện ngoài nguồn điện định mức củađộng cơ

Động cơ được lắp đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ảnh hưởng của hơi nước, hóa chất làm giảm độ bền của động cơ ( trừ những động cơ được chế tạo đặc biệt có mã ký hiệu riêng)

Đường thông gió của động cơ  (nắp gió, cánh tản nhiệt) không được có vật cản.

Không té nước vào động cơ, không làm ướt động cơ

 

II. Kiểm tra trước khi vận hành:

    Sau khi lắp đặt xong động cơ điện roto lồng sóc  3 pha cần phải kiểm tra theo các bước sau đây rồi mới cho vận hành:

1. Kiểm tra phần cơ khí

● Các mối ghép cơ khí phải đảm bảo chắc chắn và đúng yêu cầu kỹ thuật

● Quay trục động cơ được ít nhất một vòng mà không bị vướng hoặc va chạm giữa phần quay và phần tĩnh.

● Các bu lông, ốc vít trên động cơ và máy công tác phải được xiết chặt đảm bảo tốt , bắt chặt 04 bu lông chân đế hoặc mặt bích vào giá đỡ hoặc thiết bị công tác.

2.  Kiểm tra phần điện:

● Mở nắp hộp cực của Động cơ điện , tách rời ba pha stato sau  đódùng Megaohm có điện áp thích hợp kiểm tra điện trở cách điện pha-pha và pha-vỏ.

 Điện trở cách điện phải đạt giá trị:

Rcđ pha –pha  ≥ 10MW            Rcđ pha –vỏ  ≥  5MW

 Nếu điện trở cách điện không đạt thì phải sấy lại bộ dây stato cho tới khi đạt giá

trị  Rcđ mới cho nối điện để vận hành.

  • Kiểm tra nguồn điện cung cấp từ tủ Aptomat , tủ máy đóng cắt đến động cơ có bị chạm chập,rò điện không?
  • Các dây cáp ,các đầu cốt phải được đấu nối chắc chắn, các điểm nối phải

đảm bảo tiếp xúc tốt bằng thiết bị chuyên dùng.

Trước khi khởi động lại lần đầu tiên sau một thời gian dài ngừng làm việc hoặc không được che chắn thì phải kiểm tra lại điện trở cách điện của dây quấn so với đất.

Cácđộng cơ cỡ lớn có thiết kế điện trở sấy chống ẩm cuộn dây thì cần cấp điện sấy cuộn dây tối thiểu 60 phút sau đó mới kiểm tra điện trở cách điện cuộn dây ở trạng thái nguội.

● Kiểm tra chiều quay theo yêu cầu . Muốn thay đổi chiều quay của Động cơ điện

3 pha thì đổi nối 2 trong ba pha của nguồn cung cấp.

● Sau quá trình khởi động, động cơ chạy êm, không rung, không có tiếng kêu bất thường thì động cơ có thể làm việc tốt. Nếu quá trình xảy ra một trong các hiện tượng nêu trên thì phải dừng động cơ và tiến hành kiểm tra lại phần cơ khí và phần điện. Trong suốt quá trình làm việc của động cơ người vận hành phải luôn quan sát trạng thái làm việc của động cơ tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

 

 

3. Sở đồ đấu điện bản cực động cơ điện áp 220V/380V , 380V/660V , 6000V

a.Động cơ có điện áp vận hành  ghi trên nhãn  220/380V

b. Động cơ có điện áp vận hành ghi trên nhãn  380/660V:

c.Động cơ có điện áp vận hành ghi trên nhãn là 6000V

● Cáp 3 pha từ lưới điện 6000V đấu trực tiếp vào cọc cực ghép trong sứ cao áp tại Hộp cực chính, dây trung tính nối vào bulông tiếp địa.

● Cặp nhiệt đo nhiệt độ cuộn dây , nhiệt độ ổ bi , đấu điện vào điện trở sấy theo sơ đồ đấu dán trong hộp cực phụ.

Chú ý:

● Vỏ Động cơ điện roto lồng sóc 3 pha phải được nối đất an toàn với dây trung tính của lưới điện (mát) qua bu lông tiếp địa gắn trên thân máy.

● Dây đấu khi có điện, không được chạm mát và chạm nhau.

● Dây đấu vào động cơ phải đảm bảo độ cách điện và tiết diện/điện áp sử dụng  không nhỏ hơn giá trị cho trong bảng sau:

STT

Công suất Động cơ

Tổng tiết diện /điện áp dây đấu của 1 pha vào động cơ (mm2/V)

1

► 3kW-220/380V

2,5/500V

2

►7,5kW-220/380V

4/500V

3

►11 kW-380/660V

10/1000V

4

►15kW-380/660V

10/1000V

5

►30kW-380/660V

16/1000V

6

►45kW-380/660V

25/1000V

7

►55kW-380/660V

25/1000V

8

►90kW-380/660V

35/1000V

9

►110kW-380/660V

35/1000V

10

►132kW-380/660V

50/1000V

11

►160kW-380/660V

70/1000V

12

►250kW-380/660V

100/1000V

13

►315kW-380/660V

120/1000V

14

►200kW-6000V

16/6000V

15

►355kW-6000V

25/6000V

16

►400kW-6000V

25/6000V

17

►500kW-6000V

35/6000V

18

►630kW-6000V

35/6000V

19

►710kW-6000V

50/6000V

 

Sửa chữa động cơ lớn
Van nghệ
logo
Thiết kế bởi Aptech
 3 Đang online  4.332.557 Tổng lượt xem trang