Hướng dẫn sử dụng động cơ điện 1 pha

Động cơ điện gồm có hai phần chính là stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép. Khi mắc động cơ vào mạng điện xoay chiều, từ trường quay do stato gây ra làm cho rôto quay trên trục. Chuyển động quay của rôto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.

Động cơ điện xoay chiều được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau. Theo sơ đồ nối điện có thể phân ra làm hai loại: động cơ 3 pha và động cơ điện 1 pha, và nếu theo tốc độ có động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.

STT

Đặc tính kỹ thuật

1,5kW-3000r/min

2,2kW-3000r/min

2,2kW-1500r/min

1

Ký hiệu

KCT100Sa2

KCT100Lb2

KCT112S4

2

Tụ khởi động

400mF/250V

600mF/250V

200mF/250V

3

Tụ làm việc

35mF/400V

45mF/400V

20mF/400V

4

Dòng điện định mức

10,2A

14,5A

15A

Tính năng vượt trội moomen mở máy Kk, năng lực quá tải KM

 

  • Sơ đồ đấu dây

 

 

  1. Lắp đặt
  • Kiểm tra phía ngoài động cơ có bị múp, mộo, vỡ . . .do quỏ trỡnh vận chuyển.
  • Cắm điện AC 220V cho động cơ chạy không tải 1 phút trước khi lắp đặt.
  • Bảo đảm độ đồng tâm giữa 2 trục khi ghép bằng khớp nối. Đảm bảo độ song song giữa 2 trục nếu truyền lực bằng puly và dây đai. Dây đai không được quá căng để tránh lực ghỡ đầu trục, ảnh hưởng xấu đến ổ trục.
  • Khớp nối hoặc puly phải được gia công đúng quy cách.
  • Hệ thống máy sau khi lắp khớp nối hoặc puly phải đảm bảo đồng trục. Sau khi lắp, quay puly phải nhẹ nhàng, trơn tru. Nếu lắp ráp không tốt sẽ dẫn đến hiện tượng góy trục.
  • Động cơ được lắp đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ảnh hưởng của hơi nước, hóa chất làm giảm độ bền của động cơ.
  • Đường thông gió của động cơ điện rôto lồng súc 1 pha  không được có vật cản.
  • Cố định động cơ bằng 4 bu lông chân đế M10.

II Vận hành:

1. Kiểm tra trước khi vận hành động cơ:

  • Kiểm tra hệ thống cơ ( khớp nối, puly), bu lông bệ máy được bắt chắc chắn, các đai ốc, bu lông chìm phải được siết chặt đảm bảo độ kín khít của vỏ động cơ, đảm bảo điều kiện an toàn.
  •  Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay không bị kẹt.
  • Kiểm tra nguồn điện 1 pha từ tủ Atomat  đến động cơ có bị chạm chập.
  • Kiểm tra sự quay của rôto, rôto phải quay được dễ dàng mà không bị kẹt.
  • Các dây cáp ,các đầu cốt phải được nối chắc chắn, các điểm nối phải đảm bảo tiếp xúc tốt.
  • Các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải được hiệu chỉnh chính xác và làm việc tin cậy.
  • Điện trở cách điện phải đạt yêu cầu:  ≥ 10MW

2. Kiểm tra điện trở cách điện:

  • Độ ẩm thực sự gây nguy hại cho máy điện.
  • Điều này có thể xảy ra nếu động cơ được để ở nơi có không khí ẩm ướt  hoặc động cơ  không được che chắn.
  • Trước khi khởi động lại lần đầu tiên sau một thời gian dài ngừng làm việc hoặc không được che chắn thì phải kiểm tra lại điện trở cách điện của dây quấn so với đất.
  • Khi đo điện trở cách điện: Tất cả các dây cáp, các ống nối ..., phải được ngắt điện, bề mặt ngoài của máy nên lau chùi cẩn thận.

 

 

 

3. Khởi động động cơ:

  • Đối với lần khởi động đầu tiên hoặc khởi động lại động cơ sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc động cơ trong tình trạng không được che chắn.
  • Khi tất cả các điều kiện đã nêu trong mục “Kiểm tra điện trở cách điện” đạt được yêu cầu an toàn, mới cho phép khởi động máy.

Trong khi chạy máy cần kiểm tra xem:

 - Chiều quay có đúng không ?

 - Có sự rung, kêu khác thường ở ổ bi không ?

 - Có tiếng ồn mà nguyên nhân sinh ra là do va chạm giữa phần cố định và phần

    quay không?

  • Sau khi chạy được chừng 3 giờ thì phải kiểm tra lại nhiệt độ ổ bi. Nhiệt độ làm việc của ổ bi và việc bổ sung mỡ phải theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất ổ bi. Sau 4000 giờ làm việc phải bảo dưỡng rửa sạch vòng bi bằng dầu công nghiệp và thay mỡ, lượng mỡ từ 1/3 đến 1/2  khoang trống ổ bi.

4.   Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên nhãn

5.   Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động

      cơ và máy công tác.

6.   Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có

      lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao không.

7.  Trong quá trình vận hành phải luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp.

  Đồng thời phải theo dõi dao động của máy.

8.   Kiểm tra và làm sạch:

  Lau sạch  toàn bộ vỏ động cơ, các lỗ thông gió.

  Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly), bulông bệ máy được bắt chắc chắn, xiết lại

  toàn bộ các bulông ngoài vỏ động cơ.

  Kiểm tra độ đồng tâm động cơ với tải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sửa chữa động cơ lớn
Van nghệ
logo
Thiết kế bởi Aptech
 4 Đang online  4.468.587 Tổng lượt xem trang