Các dấu hiệu mainboard bị hư hỏng và 3 phần mềm kiểm tra lỗi thông dụng

Các dấu hiệu lỗi mà mainboard thường gặp

Đầu tiên khi mainboard gặp lỗi bạn nên sao lưu các tệp quan trọng nếu máy vẫn còn hoạt động, sau đó kiểm tra trước các lỗi thường gặp như: dây nguồn lỏng lẻo, nút nguồn bị hỏng hoặc thậm chí điện áp đầu vào thấp làm ảnh hưởng đến mainboard. Sau khi đã kiểm tra sơ bộ nếu mainboard vẫn còn bị lỗi, hãy tham khảo một số lỗi chi tiết dưới đây.

Kiểm tra các linh kiện được gắn với mainboard

Bạn nên kiểm tra các thành phần linh kiện như: CPU, quạt tản nhiệt, RAM, ổ cứng SSD... có được đặt đúng chỗ chưa. Các tụ điện có bị sần sùi, hở mạch hay bị sứt mẻ không. Tụ điện có vấn đề sẽ bị phồng lên ở phía trên, các tụ có thể bị vỡ, một số trường hợp còn xuất hiện tượng phóng điện bằng chất điện phân.

Các dấu hiệu mainboard bị hư hỏng và phần mềm kiểm tra lỗi mainboard thông dụng

Xuất hiện menu BIOS khi khởi động

Thông thường, chúng ta sẽ truy cập vào BIOS bằng cách nhấn phím F2 hoặc phím F12 (tùy vào nhà sản xuất PC). Nhưng menu BIOS tự động xuất hiện khi đang mở máy thì có thể là do lỗi của bo mạch chủ vì menu BIOS quản lý tất cả phần cứng của máy tính. Khi nó xuất hiện cho thấy mainboard của bạn không thể giao tiếp với tất cả phần cứng còn lại và đang bị lỗi.

Báo lỗi khi đèn LED chuẩn đoán nhấp nháy

Trên một số mainboard hiện nay đã có trang bị đèn báo lỗi. Như dòng mainboard ASUS có Q-LED sáng lên khi CPU, DRAM, card đồ họa hoặc ổ cứng HDD/SSD gặp sự cố. Tùy thuộc vào thương hiệu, đèn có thể hoạt động theo những cách khác nhau.

Các dấu hiệu mainboard bị hư hỏng và phần mềm kiểm tra lỗi mainboard thông dụng

Cách kiểm tra xem mainboard hoạt động tốt hay không

Khi nhấn nút nguồn để khởi động PC, nếu PC không khởi động hoặc không bật lên được thì gần như chắc chắn lỗi phần cứng. Nhưng cũng có một số trường hợp bị lỗi từ bộ cấp nguồn PSU, CPU quá nóng... cũng có thể gây ra tình trạng này. Hãy tham khảo một số cách kiểm tra mainboard dưới đây.

Kiểm tra phần cứng trực quan

Trường hợp lỗi tụ điện của mainboard bị phồng thì bạn cần kiểm tra xem đầu của tụ điện có bị rò rỉ hoặc phồng lên hay không. Trong trường hợp này, bạn cần thay thế tụ điện mới nhưng cần chọn tụ điện phù hợp, hàn chính xác các mối nối. Nếu không có kinh nghiệm có thể đến trung tâm laptop & PC của FPT Shop để được sửa chữa với dịch vụ tốt nhất.

Kiểm tra bộ cấp nguồn (PSU)

Nguồn máy tính (PSU) cũng là một thành phần quan trọng như mainboard nhưng đa phần bị bỏ qua khi kiểm tra các lỗi có thể gây phát sinh khi mainboard gặp vấn đề. PSU cung cấp năng lượng cho PC của bạn nhưng nếu không hoạt động đúng với định mức hoặc thông số kỹ thuật không chính xác, nó có thể gây ra hư hỏng hệ thống vĩnh viễn.

Kiểm tra PSU (Bộ cấp nguồn)

Khi PSU bị quá tải, nguồn điện cung cấp cho hệ thống không đủ, còn làm hỏng các linh kiện khác. Cách đơn giản để kiểm tra PSU có hoạt động tốt hay không là thử vào một hệ thống đang hoạt động và thử nghiệm, nếu PSU không hoạt động thì do PSU bị lỗi không phải từ mainboard.

Kiểm tra lỗi bằng mã bíp trên các linh kiện

Để thực hiện kiểm tra lỗi bằng mã bíp, bạn khởi động hệ thống PC vào BIOS để thực hiện POST. Trong trường hợp này, máy tính sẽ không phát ra tiếng bíp hoặc tạo ra mã tiếng bíp cho bạn biết nguồn gốc của sự cố. Tùy vào nhà sản xuất mainboard sẽ có các mã bíp khác nhau cho tất cả các loại lỗi phần cứng. Bạn nên tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng từ các linh kiện để phân biệt rõ. Trường hợp bạn không có quá nhiều kiến thức về phần cứng, FPT Shop sẽ gợi ý một số phần mềm chuẩn đoán lỗi mainboard ngay dưới đây.

Phần mềm chuẩn đoán lỗi mainboard

Phần mềm PC Doctor

PC Doctor là một phần mềm sử dụng trên nhiều nền tảng như Windows, MAC...

Các dấu hiệu mainboard bị hư hỏng và phần mềm kiểm tra lỗi mainboard thông dụng

Phần mềm sẽ dùng để phát hiện các sự cố cũng như khắc phục các sự cố. PC Doctor được cài đặt trong máy tính thương hiệu OEM như Dell nên được cộng đồng build PC đánh giá cao.

Công cụ chẩn đoán bộ xử lý Intel

Intel Processor Diagnostic Tool là phần mềm miễn phí để bạn có thể tải xuống sử dụng nhanh chóng. Phần mềm sẽ giúp kiểm tra, chuẩn đoán các thành phần thuộc Intel trong đó có mainboard.

Kiểm tra hiệu suất PassMark

PassMark sẽ thu thập các điểm chuẩn cơ bản của hơn một triệu máy tính được cập nhật liên tục và cung cấp thông số trong mạng lưới các trang web điểm chuẩn. Từ đó bạn có thể căn cứ sử dụng để kiểm tra nâng cao phần cứng hoặc thay đổi cấu hình, bao gồm cả mainboard.

Các dấu hiệu mainboard bị hư hỏng và phần mềm kiểm tra lỗi mainboard thông dụng

Kết luận

Sau khi đã kiểm tra hoặc chuẩn đoán xác định được lỗi bo mạch chủ, bạn có thể tự sửa chữa bo mạch chủ của mình. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về các thành phần điện như tụ điện và nguy cơ điện giật. Nếu bo mạch chủ của bạn còn bảo hành, bạn có thể gửi nó đến trung tâm bảo hành để các chuyên gia chuẩn đoán và thay thế nó miễn phí. Trường hợp đã hết hạn, bạn có thể đến trung tâm laptop và PC của FPT Shop để nhân viên có thể kiểm tra và sửa chữa, tư vấn cho mình chi tiết nhất. Hiện tại FPT Shop có ba trung tâm laptop và PC tại:

Sửa chữa động cơ lớn
Van nghệ
logo
Thiết kế bởi Aptech
 4 Đang online  4.330.408 Tổng lượt xem trang